Trang chủ    Sitemap    Liên hệ

Trang chủ

Giới thiệu

Dịch vụ & Giải pháp

Danh mục
công việc

 

Đăng ký

 
 
Mẫu hồ sơ

Ý kiến đánh giá

Hỏi - Đáp

Văn bản tham khảo

Lỗi truy cập sql2

CÔNG VIỆC MỚI
28-01-2024
Phó giám đốc Phòng hành chính (Hãng hàng không một nước Đông Bắc Á)
22-10-2022
Senior Accountant (Kế toán cao cấp)
21-09-2022
Giám sát sản xuất
21-09-2022
Kế toán tổng hợp – Thuế
16-09-2022
Nhân viên cao cấp NPD - Phát triển sản phẩm mới
16-09-2022
Giám sát Mua hàng
16-09-2022
Chuyên viên CNTT /Bộ phận Hỗ trợ & Hệ thống
16-09-2022
Trưởng bộ phận Kho

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Bán hàng

Bán hàng kỹ thuật

Bảo vệ

Biên dịch, Phiên dịch

Biên tập viên

Các nghề khác

CNTT

Cơ khí

Computer Support

Dành cho Chuyên gia nước ngoài

Dịch vụ khách hàng

Dự án

Dự án phát triển

Đào tạo

Điện, Điện tử

ERP

Hành chính

Kế hoạch

Kế toán

Kế toán, Tài chính

Khai thác khoáng sản

Kiểm soát chất lượng (Game)

Kinh doanh

Kỹ thuật ứng dụng

Lập trình

Lập trình Game

Luật

Môi giới chứng khoán

Mỹ thuật công nghiệp

Nghiên cứu và Phát triển

Ngoại ngữ

Nhân sự

Nhân sự - Hành chính

Nhiều lĩnh vực

Phát triển kinh doanh

Quan hệ công chúng

Quản lý chất lượng

Quản lý dự án

Quản lý, Điều hành

Quản lý, Kinh doanh bất động sản

Quản trị hệ thống

Sản xuất game online

Sở hữu công nghiệp

Tài chính

Thiết kế

Tiếp thị

Tổ chức Sản xuất

Truyền thông

Truyền thông, PR

Tư vấn

Vật tư - Hậu cần

Xây dựng

Xây dựng website

Xúc tiến thương mại

Công nghệ chế tạo cơ khí

IT/Thương mại điện tử

Kinh doanh du lịch Outbound

Kỹ thuật

Kỹ thuật sản xuất

Lái xe

Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật sự kiện

Nhiều nghề khác nhau

Phục vụ bàn

Quản lý chất lượng

Quản lý chung (Nhân sự, Hành chính, Kế toán)

Quản lý nhà hàng

Quản lý sản xuất

Sửa chữa ô tô

Thể thao

Tiếp thị số

Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh

Tư vấn tài chính cá nhân

THÔNG TIN TƯ VẤN

Từ điển Quản trị nhân lực Anh-Việt

Lương tối thiểu (LTT) từ 01/07/2022

Ứng phó với đại dịch Covid-19, Chính phủ ra Nghị quyết 128, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19

Lương tối thiểu vùng năm 2021

Lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2020

Lương tối thiểu vùng (LTTV) năm 2019

LIÊN KẾT WEBSITE

  Đang duyệt:Dịch vụ và Giải pháp > Dành cho các công ty và tổ chức
Có nên dùng từ “Đơn xin việc” trong giai đoạn kinh tế thị trường?
26-08-2012 12:47

 

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mức độ hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và chính sự phát triển của hệ thống văn bản pháp luật lao động của Việt Nam, một số cụm từ vốn đã ăn sâu vào “gốc rễ” ngôn ngữ từ thời bao cấp, với cơ chế “xin – cho”, nay đã dần dần trở nên lạc hậu, nếu không nói là “cổ hủ” và cần dừng việc sử dụng chúng. Trong số các cụm từ này có từ “đơn xin việc” và “xin việc”.

Là giám đốc một công ty tư vấn trong lĩnh vực quản trị nhân lực, có cơ hội giao lưu rộng rãi với giới “Nhân sự”  (những người làm việc trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực) từ mọi loại hình doanh nghiệp, các doanh nhân, các nhà quản lý, nhà giáo dục, giới truyền thông cũng như người lao động ở mọi cấp độ, cùng với việc cập nhật thông tin từ hệ thống văn bản pháp luật lao động, tác giả bài viết này muốn chia sẻ và cũng muốn đóng góp vào việc "định hướng” các nhóm khác nhau trong xã hội và trên thị trường lao động, về một chủ đề nhỏ và cũng không còn mới, là “không nên dùng từ “xin việc” nữa”.

 

Việc nên hay không nên dùng một từ (thuật ngữ) trong bối cảnh chính thống thể hiện rất rõ sự nhận thức, quan điểm, lối tiếp cận của các cá nhân liên quan cũng như toàn xã hội. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận về từ “xin việc” và “đơn xin việc” từ một số góc độ.

 

Yếu tố lịch sử

 

Trong một thời gian dài của thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp, với sự ảnh hưởng của “cơ chế xin-cho”, từ “xin” đã được dùng nhiều trong các đơn từ hành chính, ví dụ trong lĩnh vực lao động: Đơn xin việc, Đơn xin thôi việc, Đơn xin nghỉ phép v.v.

 

Thông lệ hành chính cũ

 

Ngay trong túi hồ sơ bán sẵn ở các quầy văn phòng phẩm ngoài phố, gần các trường học, ngoài tờ Sơ yếu lý lịch (4 trang khổ to, nền màu xanh) cũng có một mẫu “Đơn xin việc”, hoặc “Đơn xin học nghề hoặc đi làm”; có mẫu chỉ in to, đậm từ “Đơn xin” ở dòng thứ nhất và để trống dòng thứ hai cho người sử dụng tùy mục đích mà điền tiếp. Đây đã thành một thông lệ, tuy nhiên có thể thấy là trên các mẫu này không có dòng chú thích là mẫu được in dựa theo văn bản quy phạm pháp luật nào.  

 

Thói quen trong thực tế

 

Do từ “xin”, cụ thể là trong cụm từ “đơn xin việc”, “đi xin việc” đã ăn sâu vào “gốc rễ” của tiếng Việt và tư tưởng con người trong vài thập kỷ, nên hiện nay rất nhiều người, từ cấp quản lý doanh nghiệp, người làm trong lĩnh vực truyền thông, cho đến người lao động, vẫn còn dùng từ “đơn xin việc” trong văn viết, văn nói, trong các bối cảnh chính thức cũng như phi chính thức.

 

Tại thời điểm tác giả viết bài này, khi tìm kiếm trên Google (phạm vi 1 năm trở lại đây) với cụm từ khóa “đơn xin việc”, cho thấy có 260.000 kết quả. Trong khi đó, với các cụm từ khác, kết quả như sau:

 

phiếu đăng ký dự tuyển lao động”: 654 kết quả

”đơn đăng ký dự tuyển lao động”: không ra kết quả nào

“đơn đăng ký dự tuyển”: 3.760 kết quả

“thư đăng ký dự tuyển”: 39 kết quả

“phiếu đăng ký dự tuyển”: 7.010

 

Như vậy “thói quen” dùng cụm từ “đơn xin việc” vẫn còn rất lớn! 

 

Góc độ pháp luật lao động

 

Trong các văn bản pháp luật về lao động, việc làm, có dùng thuật ngữ “dự tuyển”, chứ không dùng từ “xin việc”. Theo Thông tư 20/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ về tuyển lao động (xem file PDF từ link này) quy định Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, có bao gồm Phiếu đăng ký dự tuyển lao động. (Xem mẫu từ đường link trên).

 

Như vậy về mặt pháp luật lao động, cụm từ “xin việc”, “đơn xin việc” không (còn) được sử dụng mà các từ chính thức là “dự tuyển” và “phiếu đăng ký dự tuyển lao động” (với 654 kết quả tìm kiếm trong vòng 1 năm trở lại như nêu trong thống kê trên). 

 

Đề xuất

 

Sau đây là tổng hợp một số đề xuất và gợi ý cụ thể để giới chuyên môn (những người dạy nghềlàm nghề “Nhân sự”), các cá nhân người lao động, cũng như giới truyền thông, các nhà quản lý tham khảo. Mọi ý kiến trao đổi xin độc giả và các đồng nghiệp gửi về info@dtkconsulting.com. Trân trọng cảm ơn.  

 

Cách dùng từ cũ

Nên dùng là

Đơn xin việc,

Thư xin việc

Phiếu đăng ký dự tuyển lao động,

Hoặc:
Đơn đăng ký dự tuyển lao động,

Đơn (thư) đăng ký dự tuyển,

Phiếu (thư) đăng ký dự tuyển, v.v. 

Xin việc

Tìm việc,

Ứng tuyển,

Dự tuyển

Đi xin việc

Đi tìm việc,

Đi ứng tuyển,

Đi dự tuyển

 

 

 

 

Ngày 24 tháng 6 năm 2012 

Đào Trọng Khang, Giám đốc

Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Nhân sự DTK

(DTK Consulting Co., Ltd)

 

 
Tin đã đăng
  Cải thiện, nâng cao đời sống cho người có công và bảo đảm an sinh xã hội    (16-05-2012)
  Về một số chính sách xã hội và tiền lương giai đoạn 2012 – 2020   (16-05-2012)
  Hội thảo “Nâng cao năng lực về Kỹ năng đàm phán tiền lương và Quản trị nhân sự”, 24/4/2012   (20-04-2012)
  Hội thảo “Lấy ý kiến dự thảo lần 1 Luật Việc làm”, 5/4/2012   (07-04-2012)
  Diễn đàn "Quản trị nhân sự trong giai đoạn khó khăn", Hà Nội 28/3/2012   (31-03-2012)
  Sử dụng KPI (Key Performance Indicators) trong các doanh nghiệp và tổ chức   (22-03-2012)
  Tọa đàm “Lấy ý kiến về việc thực hiện pháp luật công đoàn tại doanh nghiệp”   (05-03-2012)
  Vụ chìm tàu Vinalines Queen và suy nghĩ về an toàn lao động từ góc độ quản trị nhân lực   (13-01-2012)
  Mời tham gia Điều tra của VCCI về tình hình quan hệ lao động năm 2010-2011   (16-12-2011)
  Ngày Nhân sự Việt Nam 2011 – Các phiên thảo luận buổi chiều   (19-10-2011)

Email đăng nhập:

Mật khẩu:

Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu

Đăng ký thành viên

Hãy nhập email tại đây để nhận thông tin định kỳ từ DTK Consulting.